Lợi ích của bát nhả Tâm Kinh trong Phật giáo là gì?


Lợi ích của bát nhả Tâm Kinh trong Phật giáo là gì?

Lợi ích và ý nghĩa của BÁT NHÃ TÂM KINH khi tụng là gì?

Bát Nhã Tâm Kinh là “ngọn đuốc” soi sáng con đường giác ngộ, tỉnh thức của những người tu Phật. Không chỉ là bài kinh về tâm thông thường mà còn là tâm sắc bén, là cái trí để thông tuệ cội nguồn của mọi sự vật, hiện tượng trên thế gian.

Bát Nhã Tâm Kinh được coi là “trái tim” của các bộ Kinh giúp Phật tử mở mang trí tuệ, định tâm,...nên được nhiều người trì tụng mỗi ngày.

Dù tụng hay nghe Bát Nhã Tâm Kinh, mọi người đều được thừa hưởng rất nhiều lợi ích. Cụ thể như sau:

🌞Lợi ích của BÁT NHÃ TÂM KINH :

1.Mở mang trí tuệ :

 Trí tuệ con người vốn luôn cần có thêm kiến thức. Và Kinh Phật chính là một kho tàng kiến thức đồ sộ với những điển, tích, những thông tin đúng đắn suốt chiều dài lịch sử. Chính vì vậy, việc tụng kinh Bát Nhã thường xuyên sẽ giúp mọi người thấu hiểu được nhiều kiến thức hơn. Từ đó, có được thật nhiều thông tin để hiểu hơn về cuộc sống, kiếp trước, kiếp sau và cõi nhân sinh.

2.Định tâm :

 Kinh Bát Nhã có một tác dụng rất tốt khác chính là định tâm. Khi tụng bài kinh này, mọi người sẽ giữ được cho mình tâm bình yên để vượt qua những sóng gió, gian lao trong cuộc đời mình.

Việc tụng Bát Nhã Tâm Kinh thường xuyên có thể giúp định tâm, mở mang trí tuệ
Việc tụng Bát Nhã Tâm Kinh thường xuyên có thể giúp định tâm, mở mang trí tuệ
 Chính vì vậy, Bát Nhã Tâm Kinh đang được rất nhiều người trì tụng mỗi ngày. Từ đó, cảm nhận được sự bình yên, định tâm thật tốt sau những ngày ồn ào, cuộc sống mệt mỏi, ồn ã.

3.Có thêm công đức :

 Có được công đức, may mắn bình an chính là điều bất kỳ ai cũng mong muốn có được khi tụng kinh. Và điều này có thể có được khi bạn tụng Kinh Bát Nhã thường xuyên. Từ đó, có thêm công đức sâu dày để cuộc sống kiếp này, kiếp sau được tốt đẹp hơn.

🌞Bản tụng Hán-Việt :

Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách.

Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức diệc phục như thị.

Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức.

Vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, vô sắc thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới. Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận.

Vô khổ, tập, diệt, đạo. Vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố. Bồ đề tát đõa y Bát nhã Ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn.

Tam thế chư Phật, y Bát nhã Ba la mật đa cố, đắc A nậu đa la Tam miệu Tam bồ đề. Cố tri Bát nhã Ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư.
Cố thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết: Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.

🌞Bản dịch nghĩa :

Ngài Bồ Tát Quán Tự Tại khi thực hành thâm sâu về trí tuệ Bát Nhã Ba la mật, thì soi thấy năm uẩn đều là không, do đó vượt qua mọi khổ đau ách nạn. Nầy Xá Lợi Tử, sắc chẳng khác gì không, không chẳng khác gì sắc, sắc chính là không, không chính là sắc, thọ tưởng hành thức cũng đều như thế.
Nầy Xá Lợi Tử, tướng không của các pháp ấy chẳng sinh chẳng diệt, chẳng nhơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt. Cho nên trong cái không đó, nó không có sắc, không thọ tưởng hành thức. Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý. Không có sắc, thanh, hương vị, xúc pháp. Không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới.
Không có vô minh,mà cũng không có hết vô minh. Không có già chết, mà cũng không có hết già chết. Không có khổ, tập, diệt, đạo. Không có trí cũng không có đắc, vì không có sở đắc.
Khi vị Bồ Tát nương tựa vào trí tuệ Bát Nhã nầy thì tâm không còn chướng ngại, vì tâm không chướng ngại nên không còn sợ hãi, xa lìa được cái điên đảo mộng tưởng, đạt cứu cánh Niết Bàn. Các vị Phật ba đời vì nương theo trí tuệ Bát Nhã nầy mà đắc quả vô thượng, chánh đẳng chánh giác.
Cho nên phải biết rằng Bát nhã Ba la mật đa là đại thần chú, là đại minh chú, là chú vô thượng, là chú cao cấp nhất, luôn trừ các khổ não, chân thật không hư dối. Cho nên khi nói đến Bát nhã Ba la mật đa, tức là phải nói câu chú:
Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha có nghĩa là (Qua rồi qua rồi, qua bên kia rồi, tất cả qua bên kia rồi, giác ngộ rồi đó!).

🌞Ý nghĩa BÁT NHÃ TÂM KINH :

Trong Phật giáo Đại Thừa, lòng từ bi thường được thảo luận dưới góc độ của tuyệt đối và sự tương đối. Từ bi tuyệt đối là từ bi trong ánh sáng của Tánh không, tất cả chúng sinh đều trống rỗng.

Tất cả chúng sinh, do đức tính trống rỗng của họ đã được giải phóng như trong Bát Nhã Tâm Kinh đã nói khổ đau trống rỗng và sự giải thoát khỏi khổ cũng trống rỗng.

Lòng từ bi tuyệt đối đã làm cho mọi người duy trì việc hỗ trợ, giúp đỡ chúng sinh vô tận mà không suy nghĩ. Lòng từ bi tương đối dựa trên quan điểm rộng lớn về bản chất trống rỗng của cuộc sống, trong mối liên hệ giữa trái tim và sự tham gia. Bản thân xem việc đó là điều không thể nhưng cùng nhau tạo ra thì cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn.

Bát Nhã Tâm Kinh truyền đạt bản chất của trái tim đó là “Sự hoàn hảo của trí tuệ hay cái nhìn sâu sắc”. Nó không phức tạo và cũng không cung cấp cho chúng ta tất cả những chi tiết. Giống như một bản ghi nhớ ngắn gọn để suy ngẫm tất cả các yếu tố trong cuộc sống tâm linh. Từ quan điểm của những gì chúng ta đang có cho tới con đường giác ngộ và những gì chúng ta đạt được khi kết thúc con đường đó.

Nếu muốn tìm hiểu tất cả các chi tiết, bạn hãy đọc bộ Đại Bát Nhã khoảng 21.000 trang trong kinh điển Phật giáo Đại Thừa nhưng ý nghĩa của Bát Nhã đều được cô đọng trong bản kinh với 260 chữ :

Thân thể không gì khác hơn là tánh không, 
tánh không chỉ là thân thể. 
Thân xác là trống rỗng, 
và tánh không là thân thể.
Bốn khía cạnh khác của cuộc sống con người 
cảm giác, suy nghĩ, ý chí và ý thức – 
cũng không khác gì tánh không.
Tất cả mọi thứ đều trống rỗng: 
Không có gì được sinh ra, không có gì chết, 
không có gì là tinh khiết, không có gì bị nhiễm ô, không có gì tăng lên và không có gì suy giảm.
Vì vậy, trong tánh không, không có cơ thể, 
không có cảm giác, không có ý nghĩ, 
không có ý chí, không có ý thức. 
Không có mắt, không có tai, không mũi, không có lưỡi, không có cơ thể, không có tâm. 
Không có cái nhìn, không nghe, 
không ngửi, không nếm, 
không đụng, không tưởng tượng. 
Không có gì nhìn thấy, cũng không nghe, 
không ngửi, không nếm, 
không chạm vào, và không tưởng tượng.
Không có vô minh, và không có kết thúc vô minh.
Không có tuổi già và cái chết, không chấm dứt tuổi già và cái chết. 
Không có đau khổ, không có khổ đau, 
không có khổ đau, không có con đường để đi theo. Không đạt được trí tuệ, và không có sự khôn ngoan để đạt được.
Bồ tát dựa trên sự hoàn hảo của trí tuệ, và như vậy không có ảo tưởng, họ cảm thấy không có sợ hãi, và có Niết bàn ở đây và bây giờ.
Tất cả chư Phật, quá khứ, hiện tại và tương lai, đều dựa vào Tâm Kinh và sống trong sự giác ngộ trọn vẹn.
Bát Nhã Tâm Kinh là thần chú vĩ đại nhất.
Đó là thần chú rõ ràng nhất, thần chú cao nhất, thần chú loại bỏ mọi khổ đau.